Việc phát triển vắc xin ngừa Covid-19 là một bước tiến lớn để chấm dứt đại dịch và giúp mọi người quay trở về với cuộc sống bình thường như trước đây.
1. Lợi ích của việc tiêm vắc xin ngừa Covid-19 là gì?
Vắc xin Covid-19 có thể cứu sống bạn. Vắc xin ngừa Covid-19 an toàn và hiệu quả, mang lại sự bảo vệ mạnh mẽ, giúp chống lại bệnh tật nghiêm trọng và tử vong do Covid. Những người chưa tiêm vắc xin có nguy cơ tử vong do Covid-19 cao hơn ít nhất 10 lần so với người đã được tiêm phòng. Cũng có bằng chứng cho thấy việc tiêm phòng có thể giúp bạn ngăn ngừa việc lây lan vi rút. Do đó, tiêm phòng vắc xin đầy đủ có thể bảo vệ những người xung quanh bạn.
Hãy thực hiện tiêm vắc xin ngừa Covid-19 ngay khi được thông báo. Vắc xin giúp tăng cường miễn dịch, cung cấp sự bảo vệ đáng tin cậy hơn so với miễn dịch tự nhiên.
Tuy nhiên, một điều lưu ý rằng, không có vắc xin nào hiệu quả 100%. Do đó, một số người vẫn sẽ bị nhiễm Covid-19 sau khi tiêm ngừa, nhưng triệu chứng có thể sẽ nhẹ hơn nhiều và việc điều trị Covid sẽ nhanh chóng hơn so với người chưa tiêm vắc xin.
2. Ai nên được ưu tiên tiêm phòng trước?
Theo như khuyến nghị của WHO, các nhân viên y tế tuyến đầu và những người có nguy cơ tử vong cao nhất do Covid-19, chẳng hạn như người lớn tuổi và những người mắc bệnh nền. Những đối tượng quan trọng khác chẳng hạn như giáo viên, những người tham gia phòng chống dịch, lực lượng quân đội cũng thuộc đối tượng ưu tiên. Tiếp theo là các nhóm bổ sung khi có nhiều liều vắc xin hơn.
3. Trường hợp nào không nên tiêm ngừa Covid-19?
Hiện tại, những người có các tình trạng sức khỏe sau đây không nên tiêm ngừa Covid-19 để tránh bất kỳ tác dụng phụ nào có thể xảy ra:
-
- Nếu bạn có tiền sử phản ứng dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin Covid-19.
- Nếu bạn hiện đang bị bệnh hoặc đang có các triệu chứng của Covid-19
4. Có nên tiêm vắc xin nếu đã mắc Covid-19?
Có. Mặc dù những người đã khỏi bệnh và hồi phục sau khi mắc Covid, cơ thể cũng đã có một số khả năng miễn dịch tự nhiên đối với vi rút. Tuy nhiên không thể xác định được mức độ bảo về như thế nào. Do đó vắc xin vẫn là cách bảo vệ đáng tin cậy hơn.
5. Loại vắc xin ngừa Covid-19 nào tốt nhất?
Tất cả các loại vắc xin được WHO chấp thuận đã được chứng minh là có hiệu quả cao trong việc bảo vệ khỏi bệnh nặng và tử vong do Covid-19. Loại vắc xin tốt nhất để tiêm là loại có sẵn nhất cho bạn! Hãy tiêm vắc xin đủ hai liều để có được sự bảo vệ tối đa.
6. Vắc xin ngừa Covid-19 hoạt động như thế nào?
Vắc xin hoạt động bằng cách bắt chước tác nhân truyền nhiễm – vi rút, vi khuẩn hoặc vi sinh vật khác có thể gây bệnh. Điều này “dạy” cho hệ thống miễn dịch của chúng ta phản ứng nhanh chóng và hiệu quả để chống lại nó.
Theo truyền thống, vắc xin đã thực hiện điều này bằng cách đưa vào cơ thể một dạng tác nhân lây nhiễm đã được làm làm suy yếu, cho phép hệ thống miễn dịch của chúng ta ghi nhớ về nó. Bằng cách này, hệ thống miễn dịch của chúng ta có thể nhanh chóng nhận ra và chống lại nó trước khi nó khiến chúng ta bị bệnh. Đó là cách một số vắc xin Covid-19 hoạt động.
Một số vắc xin Covid-19 khác đã được phát triển bằng cách sử dụng các phương pháp tiếp cận mới, được gọi là vắc xin RNA truyền tin hay mRNA. Thay vì đưa vào cơ thể các kháng nguyên (một chất khiến hệ thống miễn dịch của bạn tạo ra kháng thể), vắc xin mRNA cung cấp cho cơ thể chúng ta mã di truyền cần thiết để cho phép hệ thống miễn dịch của chúng ta tự sản sinh ra kháng nguyên. Công nghệ vắc xin mRNA đã được nghiên cứu trong vài thập kỷ. Chúng không chứa vi rút sống và không can thiệp vào DNA của con người.
7. Vắc xin ngừa Covid-19 có an toàn không?
Tất cả xin ngừa Covid đều phải trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt trong các thử nghiệm lâm sàng để chứng minh rằng chúng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế đã được thống nhất về tính an toàn và hiệu quả. Chỉ khi đáp ứng các tiêu chuẩn này, vắc xin mới có thể nhận được chứng nhận từ WHO và các cơ quan quản lý quốc gia.
8. Các tác dụng phụ của vắc xin COVID-19 là gì?
Vắc xin ngừa Covid được tạo ra để cung cấp cho con người khả năng miễn dịch mà không có nguy cơ mắc bệnh. Thông thường một số người sẽ gặp phải một số tác dụng phụ từ nhẹ đến trung bình và những tác dụng phụ của vắc xin Covid-19 tự biến mất trong vài ngày.
Một số tác dụng phụ từ nhẹ đến trung bình mà bạn có thể gặp phải sau khi tiêm chủng bao gồm:
-
- Đau nhức cánh tay tại chỗ tiêm
- Sốt nhẹ
- Mệt mỏi
- Nhức đầu
- Đau nhức cơ hoặc khớp
- Ớn lạnh
- Tiêu chảy
Chúng ta có thể kiểm soát bất kỳ tác dụng phụ nào bằng cách nghỉ ngơi, uống đủ nước và dùng thuốc để kiểm soát cơn đau và sốt nếu cần.
Nếu bất kỳ triệu chứng nào tiếp tục kéo dài hơn một vài ngày, hoặc gặp phải một số phản ứng khác nghiêm trọng hơn, hãy liên hệ với trung tâm y tế đễ được hỗ trợ kịp thời.
9. Tiêm vắc xin xong thì có cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa không?
Hãy tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân, gia đình và bạn bè nếu dịch bệnh vẫn còn ở xung quanh, ngay cả sau khi đã tiêm ngừa. Không có vắc xin nào bảo vệ 100%. Ngoài ra, việc xây dựng khả năng miễn dịch của vắc xin cũng cần có thời gian.
10. Vắc xin ngừa Covid-19 hiệu quả kéo dài bao lâu?
Các nghiên cứu vẫn đang được tiến hành để xác định thời gian bảo vệ của vắc xin Covid-19. Theo WHO, hầu hết mọi người được bảo vệ mạnh mẽ trước bệnh nghiêm trọng và tử vong trong ít nhất sáu tháng. Khả năng miễn dịch này có thể giảm nhanh hơn đối với một số người, bao gồm cả các nhóm người lớn tuổi và những người có bệnh nền.
11. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú có thể tiêm vắc xin ngừa Covid-19 không?
Có, phụ nữ mang thai vẫn có thể tiêm ngừa Covid. Khi mang thai, bạn có nguy cơ bị bệnh nặng cao hơn so với những người không mang thai. Vắc xin Covid an toàn và không có rủi ro cho mẹ hoặc em bé. Trên thực tế, các kháng thể mà bạn có sau khi tiêm ngừa có thể đi qua sữa mẹ và giúp bảo vệ em bé của bạn.
12. Vắc xin ngừa Covid-19 có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
Hiện chưa có bằng chứng cho thấy bất kỳ loại vắc xin nào, kể cả vắc xin COVID-19, có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở phụ nữ hoặc nam giới.
13. Vắc xin Covid-19 có thể ảnh hưởng đến DNA của bạn không?
Không có vắc xin ngừa Covid-19 nào ảnh hưởng hoặc tương tác với DNA theo bất kỳ cách nào. Vắc xin RNA truyền tin hay mRNA dạy các tế bào cách tạo ra một loại protein kích hoạt phản ứng miễn dịch bên trong cơ thể. Phản ứng này tạo ra các kháng thể giúp bạn được bảo vệ khỏi vi rút. mRNA khác với DNA và chỉ ở bên trong tế bào khoảng 72 giờ trước khi phân hủy. Tuy nhiên, nó không bao giờ đi vào nhân tế bào, nơi DNA được lưu giữ.
———-
Taymoon.com – Nơi chia sẻ thông tin hữu ích về mọi điều trong cuộc sống
Subcribe kênh Youtube và Fanpage TAYMOON để cập nhật thêm nhiều điều thú vị và hữu ích hơn nữa nhé.