Rau cung cấp nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể, ăn nhiều rau xanh giúp tiêu hóa tốt, đẹp da, giữ dáng. Bên cạnh đó một số loại rau còn có tác dụng giải cảm tốt.
Khi thời tiết chuyển mùa sẽ rất dễ bị cảm lạnh đặc biệt với những người có sức đề kháng yếu. Một số triệu chứng khi thời tiết giao mùa đó là: Cảm lạnh, ho, sổ mũi, nhức mỏi, đau đầu.
Để phòng cúm mùa bạn nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng các dưỡng chất để tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó nếu chẳng may bị cảm, bạn hãy chọn những món ăn giúp làm ấm cơ thể. Ngoài ra cũng có một số loại rau sẽ giúp bạn giảm bớt các triệu chứng mệt mỏi do cảm. Hãy cùng Toplist.pro tham khảo qua nhé.
1. Lá tía tô
Tía tô là loại rau không phải ai cũng có thể ăn được, bởi có mùi hơi khó chịu. Tuy nhiên theo y học cổ truyền, lá tía tô có tính ấm, vị cay, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa nóng sốt, cảm lạnh.
Vì thế, mà mọi người hay sử dụng lá tô như là một vị thuốc dân gian chữa cảm cúm hiệu quả. Một trong những cách sử dụng tía tô để trị cảm hiệu quả và đơn giản nhất đó chính là nấu nước xông.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng lá tía tô để làm nước uống bằng cách bạn 20g lá tía tô tươi giã nát, cho nước sôi vào rồi chắc lấy nước để uống.
Hoặc đơn giản hơn bạn có thể xắt nhỏ lá tía tô rồi ăn chung với cháo cũng là một cách được nhiều người áp dụng và rất hiệu quả.
2. Rau mùi (ngò rí)
Rau mùi cũng là một loại rau gia vị thơm ngon thường được dùng để ăn kèm với hủ tiếu, phở, bánh canh, bánh mì thịt. Tác dụng long đàm, giúp phấn chấn tinh thần, tăng trí nhớ. Bên cạnh đó cũng có tác dụng trong việc trị cảm cúm, cảm lạnh, đau đầu, sổ mũi, nghẹt mũi…
3. Kinh giới
Rau kinh giới thơm, tính ấm. Nên được dùng để cầm huyết, giải độc cho cơ thể… Chữa cảm phong hàn, sốt, mẩn ngứa, ban sởi, mụn nhọt, xuất huyết, nhức đầu nghẹt mũi, ho, .. Có thể ăn sống kèm với các loại rau khác.
4. Hẹ
Hẹ cũng là một trong những loại rau không phải ai cũng có thể ăn được. Với tác dụng chữa viêm họng, ho, hen, tiêu hoá kém.. Hẹ bổ trận tráng dương, rất tốt cho người dương khí hư sợ lạnh sợ gió.
Hẹ có thể ăn sống, hoặc dùng để xào, ăn kèm với hủ tiếu, bánh canh,… giúp làm tăng thêm gia vị cho món ăn.
5. Rau tần (húng chanh)
Húng chanh hay còn gọi là cây tần được sử dụng như một thảo dược để điều trị một số bệnh phổ biến như: ho, viêm họng, sốt, mệt mỏi cơ thể, cảm cúm do thay đổi thời tiết.
Thông thường lá tần được sử dụng khi còn tươi, rửa sạch và mang giã nát để sử dụng. Bài thuốc để hạ sốt với lá tần đó là bạn giã nát một ít lá tần cùng với một ít muối và một ít nước sôi để nguội, rồi vắt lấy nước uống.
Phần bã lá tần bạn cho thêm ít giấm hay rượu vào rồi thoa khắp mình. Nên kết hợp việc uống và thoa lá tần để đem lại hiệu quả hạ sốt nhanh.
Nếu thấy bài viết hữu ích, bạn hãy bấm chia sẽ để bạn bè cùng đọc nha. Ngoài ra bạn hãy bấm Like Fanpage của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin khác.
