Nguyên nhân mất ngủ và những nguyên tắc điều trị bệnh mất ngủ

Bệnh mất ngủ có thể là phản ánh sức khỏe của bạn đang ở tình trạng không tốt. Hệ lụy của nó là cơ thể của bạn sẽ mệt mỏi, lừ đừ, thiếu năng lượng để hoạt động. Vậy nguyên nhân mất ngủ là gì và tác hại của nó đến đâu? Cùng xem bài biết dưới đây bạn nhé.

nguyên nhân mất ngủ

Xem thêm: Nguyên nhân chảy máu cam

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng cho sức khỏe và con người gần như dùng 1/3 cuộc đời để dành cho ngủ và nghỉ ngơi. Thời lượng ngủ sẽ giảm dần theo tuổi tác. Tuy nhiên việc đảm bảo giấc ngủ chất lượng là vô cùng quan trọng. Ngủ đủ giờ, đủ sâu là một trong những yếu tố đánh giá chất lượng giấc ngủ.

Mất ngủ được chia ra làm nhiều dạng như khó ngủ, ngủ không ngon, thức giấc nhiều lần. Dấu hiệu của bệnh lý này thường là khó ngủ, khó duy trì giấc ngủ, thức dậy sớm hay không cảm thấy tỉnh táo sau khi tỉnh giấc. Vậy nguyên nhân mất ngủ là từ đâu?

Nguyên nhân mất ngủ

Có nhiều nguyên nhân mất ngủ. Bài viết sẽ đưa ra cho bạn một số nguyên nhân mất ngủ như dưới đây:

  • Căng thẳng
  • Rối loạn giờ thức và giờ ngủ trong ngày do sinh hoạt thất thường, do công việc hay do chênh lệch múi giờ gây ra
  • Sử dụng các chất kích thích như trà, cà phê, thuốc lá, rượu, bia…
  • Trước khi ngủ bạn đã ăn quá no (gây ra nặng bụng, khó tiêu, ợ hơi, khó ngủ)
  • Ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ hay độ ẩm… tác động đến giấc ngủ của bạn

Chúng ta đã biết một số nguyên nhân mất ngủ, vậy mất ngủ có phải là dấu hiệu của bệnh gì không?

Thực tế thì mất ngủ là một loại bệnh lý, tuy nhiên nó cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như:

  • Dị ứng: Các chất gây dị ứng có trong không khí có thể dẫn đến tình trạng viêm đường mũi và gây nghẹt mũi. Điều này có thể khiến cho giấc ngủ của bạn bị gián đoạn và nếu diễn ra thường xuyên trong thời gian dài thì có thể gây ra tình trạng mất ngủ.
  • Viêm khớp: Các cơn đau do tình trạng viêm gây ra có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và lo lắng dẫn đến trằn trọc khó ngủ, mất ngủ. Và việc mất ngủ sẽ khiến cho bệnh viêm khớp trầm trọng hơn và vòng luẩn quẩn này cứ diễn ra liên tục.
  • Bệnh tim: nguyên nhân mất ngủ có thể là do tác động của bệnh động mạch vành hay các vấn đề sức khỏe khác liên quan đến tim mạch, phổi.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Các triệu chứng như ợ nóng, ho, nghẹt thở của bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây ra sự khó chịu và có thể mà nguyên nhân mất ngủ.
  • Rồi loạn nội tiết tố: Sự thay đổi nội tiết tố là một trong những nguyên nhân mất ngủ khá phổ biến ở nữa giới.
  • Một số bệnh lý khác như các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần cũng như các chứng bệnh khác, chẳng hạn như chứng ngưng thở khi ngủ, mộng du.

Tác hại

Một số hệ lụy điển hình của việc mất ngủ (dù là ngắn hay thường xuyên trong thời gian dài) như sau đây:

  • Tinh thần thiếu tỉnh táo, giảm khả năng tập trung, uể oải và cảm thấy buồn ngủ, cơ thể kém linh hoạt.
  • Mệt mỏi, dễ trở nên cáu gắt và tệ hơn có thể gây ra bệnh trầm cảm.
  • Tác động lớn đến việc học tập, làm việc và sự mất tỉnh táo có thể gây ra tai nạn khi lái xe hay vận hành máy móc, thiết bị…

Bệnh nhân cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời khi gặp chứng mất ngủ. Điều trị căn bệnh này thực chất là điều trị các triệu chứng. Chẩn đoán chính xác nguyên nhân mất ngủ kết hợp với điều trị triệu chứng có thể đem lại hiệu quả nhất định. 

Tham khảo nguyên tắc điều trị bệnh mất ngủ dưới đây.

Nguyên tắc điều trị bệnh mất ngủ

  • Đầu tiên là cần loại bỏ các nguyên nhân mất ngủ chủ quan, ví dụ như không sử dụng các đồ uống có chất kích thích như cà phê, rượu bia, không ăn quá nhiều trước khi đi ngủ hay hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng….
  • Chuẩn bị giấc ngủ: Tập thói quen tạo tâm trạng thư giãn, thoải mái trước khi đi vào giấc ngủ. Chất lượng giường ngủ cũng như mền, gối và không gian cũng là các yếu tố quan trọng giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.

  • Sử dụng một số loại trà thảo mộc hỗ trợ điều trị mất ngủ như trà hoa cúc…
  • Điều trị bằng thuốc: Trường hợp cần thiết, bệnh nhân sẽ có thể phải điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với các loại thảo dược đông y để tăng hiệu quả điều trị. Cần lưu ý là việc điều trị bằng thuốc phải tham vấn và được bác sĩ chỉ định trước khi sử dụng nếu không muốn tình trạng bệnh nặng hơn và các tác dụng phụ không mong muốn nhé.

—————————————————

✅Taymoon.com – Nơi chia sẻ thông tin hữu ích về mọi điều trong cuộc sống

🎬Subcribe kênh Youtube và Fanpage TAYMOON để cập nhật thêm nhiều điều thú vị và hữu ích hơn nữa nhé.

Thức khuya và 6 tác hại sức khoẻ không thể bỏ qua

Cuộc sống ngày càng phát triển, năng động kéo theo đó là công việc ngày càng nhiều và áp lực. Bên cạnh đó là các thú vui, các hoạt động về đêm cũng vô cùng nhiều khiến cho giới trẻ càng ngày càng ngủ muộn gây ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe. Sau đây là các tác hại của việc thức khuya.

Xem thêm: Đột quỵ và những điều cần biết về đột quỵ

1. Gây đau đầu và giảm trí nhớ

Theo thống kê, người có thói quen thức khuya bị suy giảm trí nhớ gấp 5 lần người không có thói quen thức khuya. Việc thức khuya sẽ làm tăng thời gian cũng như khối lượng thông tin để bộ não ghi nhớ. Bên cạnh đó việc thức khuya làm giảm thời gian nghỉ ngơi của bộ não khiến não không hoạt động tỉnh táo và không làm việc hết công suất.

Ngủ muộn hoặc ngủ quá ít cũng dẫn đến tình trạng đau đầu vào ngày hôm sau. Ngoài ra nếu thường xuyên thức khuya sẽ dẫn tới các tình trạng về thần kinh, tâm thần như mất ngủ, đãng trí, lo âu, không kiểm soát được cảm xúc, căng thẳng, đau đầu..v..v…

Khuyến cáo nên ngủ 8 tiếng mỗi ngày để giảm các triệu chứng nêu trên.

thức khuya gây đau đầu và giảm trí nhớ

2. Làm giảm hệ miễn dịch

Thức khuya làm cho cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu năng lượng và làm cho sức đề kháng bị giảm. Điều đó khiến người thường xuyên ngủ muộn, ngủ không đúng giấc hay bị các bệnh vặt như cảm cúm, nhãy mũi, viêm nhiễm đường hô hấp..v…v… hơn là người có chế độ ngủ nghỉ khoa học.

3. Rối loạn nội tiết tố

Khoảng thời gian ngủ là lúc mà cơ thể hồi phục, cơ thể sẽ bài tiết ra hormone để cân bằng cơ thể giúp cơ thể tránh tình trạng bị rối loạn nội tiết tố. Ở phụ nữ việc thường xuyên thức khuya sẽ khiến rối loạn kinh nguyệt và tăng nguy cơ u xơ tử cung…v..v…

4. Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa

Việc thức khuya làm giảm thời gian hồi phục của các tế bào niêm mạc trong dạ dày, nếu việc thức khuya kéo dài sẽ khiến dạ dày bị yếu. Hơn thế, việc thức khuya kéo dài làm tăng dịch trong dạ dày tiết ra dẫn đến viêm loét dạ dày và làm nặng các triệu chứng bệnh về đường tiêu hóa đã mắc phải trước đó. Ngoài ra, nếu thức khuya làm việc khiến đầu óc căng thẳng hoặc xem các chương trình có tính chất kích thích, hồi hộp cũng khiến bệnh lý dạ dày tá tràng trở nên nặng hơn.

đau dạ dày

5. Ảnh hưởng đến thị lực

Mắt là bộ phận làm việc liên tục khi mà chúng ta thức. Việc thức khuya sẽ làm tăng thời gian hoạt động của mắt và giảm thời gian nghỉ ngơi khiến thị lực mau chóng bị suy giảm.  Ngoài ra, khi tiếp xúc liên tục với các thiết bị điện tử như màn hình máy tính, điện thoại cộng thêm môi trường thiếu sáng sẽ làm mắt tiết ra nhiều chất lỏng bôi trơn, đó là nguyên nhân khiến mặt bị khô và mỏi.

Ngoài ra, các thiết bị điện tử như màn hình máy tính, điện thoại sẽ phát ra các ánh sáng xanh. Ánh sáng xanh được xếp loại là ánh sáng có năng lượng lớn nhất trong các loại ánh sáng. Việc tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh sẽ dẫn đến các tổn thương vĩnh viễn và sẽ tích lũy lâu dài theo thời gian.

6. Lão hoá da và nhiều ảnh hưởng thẩm mỹ khác

Quá trình tái tạo da vào ban đêm diễn ra nhanh hơn so với ban ngày. Việc thức đêm sẽ khiến quá trình tái tạo các tế bào da bị rối loạn, ảnh hưởng đến chức năng của da. Các dấu hiệu da bị lão hóa sớm, xuất hiện nhiều nếp nhăn, khô da, quầng thâm mắt..v…v… nguyên nhân cũng có thể đến từ việc thức khuya.

Để tránh các tác hại xấu do việc thức khuya gây ra, khuyến cáo nên ngủ trước 23h và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.

da xấu

—————————————————

✅Taymoon.com – Nơi chia sẻ thông tin hữu ích về mọi điều trong cuộc sống

🎬Subcribe kênh Youtube và Fanpage TAYMOON để cập nhật thêm nhiều điều thú vị và hữu ích hơn nữa nhé.