Nguyên nhân mất ngủ và những nguyên tắc điều trị bệnh mất ngủ

Bệnh mất ngủ có thể là phản ánh sức khỏe của bạn đang ở tình trạng không tốt. Hệ lụy của nó là cơ thể của bạn sẽ mệt mỏi, lừ đừ, thiếu năng lượng để hoạt động. Vậy nguyên nhân mất ngủ là gì và tác hại của nó đến đâu? Cùng xem bài biết dưới đây bạn nhé.

nguyên nhân mất ngủ

Xem thêm: Nguyên nhân chảy máu cam

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng cho sức khỏe và con người gần như dùng 1/3 cuộc đời để dành cho ngủ và nghỉ ngơi. Thời lượng ngủ sẽ giảm dần theo tuổi tác. Tuy nhiên việc đảm bảo giấc ngủ chất lượng là vô cùng quan trọng. Ngủ đủ giờ, đủ sâu là một trong những yếu tố đánh giá chất lượng giấc ngủ.

Mất ngủ được chia ra làm nhiều dạng như khó ngủ, ngủ không ngon, thức giấc nhiều lần. Dấu hiệu của bệnh lý này thường là khó ngủ, khó duy trì giấc ngủ, thức dậy sớm hay không cảm thấy tỉnh táo sau khi tỉnh giấc. Vậy nguyên nhân mất ngủ là từ đâu?

Nguyên nhân mất ngủ

Có nhiều nguyên nhân mất ngủ. Bài viết sẽ đưa ra cho bạn một số nguyên nhân mất ngủ như dưới đây:

  • Căng thẳng
  • Rối loạn giờ thức và giờ ngủ trong ngày do sinh hoạt thất thường, do công việc hay do chênh lệch múi giờ gây ra
  • Sử dụng các chất kích thích như trà, cà phê, thuốc lá, rượu, bia…
  • Trước khi ngủ bạn đã ăn quá no (gây ra nặng bụng, khó tiêu, ợ hơi, khó ngủ)
  • Ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ hay độ ẩm… tác động đến giấc ngủ của bạn

Chúng ta đã biết một số nguyên nhân mất ngủ, vậy mất ngủ có phải là dấu hiệu của bệnh gì không?

Thực tế thì mất ngủ là một loại bệnh lý, tuy nhiên nó cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như:

  • Dị ứng: Các chất gây dị ứng có trong không khí có thể dẫn đến tình trạng viêm đường mũi và gây nghẹt mũi. Điều này có thể khiến cho giấc ngủ của bạn bị gián đoạn và nếu diễn ra thường xuyên trong thời gian dài thì có thể gây ra tình trạng mất ngủ.
  • Viêm khớp: Các cơn đau do tình trạng viêm gây ra có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và lo lắng dẫn đến trằn trọc khó ngủ, mất ngủ. Và việc mất ngủ sẽ khiến cho bệnh viêm khớp trầm trọng hơn và vòng luẩn quẩn này cứ diễn ra liên tục.
  • Bệnh tim: nguyên nhân mất ngủ có thể là do tác động của bệnh động mạch vành hay các vấn đề sức khỏe khác liên quan đến tim mạch, phổi.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Các triệu chứng như ợ nóng, ho, nghẹt thở của bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây ra sự khó chịu và có thể mà nguyên nhân mất ngủ.
  • Rồi loạn nội tiết tố: Sự thay đổi nội tiết tố là một trong những nguyên nhân mất ngủ khá phổ biến ở nữa giới.
  • Một số bệnh lý khác như các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần cũng như các chứng bệnh khác, chẳng hạn như chứng ngưng thở khi ngủ, mộng du.

Tác hại

Một số hệ lụy điển hình của việc mất ngủ (dù là ngắn hay thường xuyên trong thời gian dài) như sau đây:

  • Tinh thần thiếu tỉnh táo, giảm khả năng tập trung, uể oải và cảm thấy buồn ngủ, cơ thể kém linh hoạt.
  • Mệt mỏi, dễ trở nên cáu gắt và tệ hơn có thể gây ra bệnh trầm cảm.
  • Tác động lớn đến việc học tập, làm việc và sự mất tỉnh táo có thể gây ra tai nạn khi lái xe hay vận hành máy móc, thiết bị…

Bệnh nhân cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời khi gặp chứng mất ngủ. Điều trị căn bệnh này thực chất là điều trị các triệu chứng. Chẩn đoán chính xác nguyên nhân mất ngủ kết hợp với điều trị triệu chứng có thể đem lại hiệu quả nhất định. 

Tham khảo nguyên tắc điều trị bệnh mất ngủ dưới đây.

Nguyên tắc điều trị bệnh mất ngủ

  • Đầu tiên là cần loại bỏ các nguyên nhân mất ngủ chủ quan, ví dụ như không sử dụng các đồ uống có chất kích thích như cà phê, rượu bia, không ăn quá nhiều trước khi đi ngủ hay hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng….
  • Chuẩn bị giấc ngủ: Tập thói quen tạo tâm trạng thư giãn, thoải mái trước khi đi vào giấc ngủ. Chất lượng giường ngủ cũng như mền, gối và không gian cũng là các yếu tố quan trọng giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.

  • Sử dụng một số loại trà thảo mộc hỗ trợ điều trị mất ngủ như trà hoa cúc…
  • Điều trị bằng thuốc: Trường hợp cần thiết, bệnh nhân sẽ có thể phải điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với các loại thảo dược đông y để tăng hiệu quả điều trị. Cần lưu ý là việc điều trị bằng thuốc phải tham vấn và được bác sĩ chỉ định trước khi sử dụng nếu không muốn tình trạng bệnh nặng hơn và các tác dụng phụ không mong muốn nhé.

—————————————————

✅Taymoon.com – Nơi chia sẻ thông tin hữu ích về mọi điều trong cuộc sống

🎬Subcribe kênh Youtube và Fanpage TAYMOON để cập nhật thêm nhiều điều thú vị và hữu ích hơn nữa nhé.