Huyết áp thấp nên làm gì? Đây là 7 lời khuyên dành cho bạn

Dù không phổ biến như huyết áp cao nhưng sự nguy hiểm của huyết áp thấp không thể bỏ qua hoặc coi nhẹ. Vậy huyết áp thấp nên làm gì để cải thiện hoặc ngăn ngừa nguy cơ nguy hiểm, cùng tìm hiểu nhé.

Xem thêm: 6 mẹo giúp cải thiện thị lực

Huyết áp là gì?   

Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm mục đích đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Chính lực co bóp của tim và sức cản động mạch đã tạo ra huyết áp. Thông thường, huyết áp sẽ thấp nhất vào thời điểm ta ngủ say là 01-03 giờ sáng và cao nhất là 08-10 giờ sáng. Huyết áp sẽ có xu hướng tăng lên khi vận động, gắng sức, căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh.

Huyết áp cao là khi chỉ số huyết áp tâm thu >140 milimet thủy ngân (mmHg) và huyết áp tâm trương >90 mmHg.

Tiền cao huyết áp là khi chỉ số huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg.

Huyết áp thấp là khi chỉ số huyết áp tâm thu <90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương <60 mm Hg.

Huyết áp bình thường là khi chỉ số huyết áp tâm thu <120 mmHg và huyết áp tâm trương <80 mmHg.

huyết áp thấp nên làm gì

Và bây giờ đi vào nội dung chính của bài viết nha, huyết áp thấp nên làm gì.

1. Hạn chế uống rượu, tăng cường uống nước

Lời khuyên đầu tiên cho câu hỏi huyết áp thấp nên làm gì chính là hạn chế uống rượu hoặc các sản phẩm có chất kích thích. Dù rằng uống rượu khiến bạn tăng huyết áp. Nhưng đó là vào thời điểm uống và ngay sau khi uống. Còn thực thế là, uống nhiều rượu sẽ dẫn tới bị huyết áp thấp.

Thay vì vậy, hãy bổ sung đủ nước cho thể. Việc bổ sung đủ nước giúp bạn duy trì lượng dung dịch trong cơ thể, cải thiện hệ tuần hoàn, loại bỏ triệu chứng mất nước của huyết áp thấp.

2. Kiểm soát lượng muối nạp vào cơ thể

Có thể nhiều bạn nhầm tưởng và sẽ trả lời cho câu người mắc huyết áp thấp nên làm gì là tăng lượng muối trong khẩu phần ăn. Nhưng thực tế có phải như vậy không? Tăng lượng natri sẽ làm tăng nguy cơ mắc huyết áp cao, tổn thương các cơ quan của cơ thể và nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm khác.

Vì vậy việc kiểm soát lượng muối nạp vào cơ thể rất quan trọng, bạn chỉ nên tăng lượng muối trong trường hợp có lời khuyên của bác sĩ và đảm bảo không vượt quá mức mà bác sĩ đã khuyến nghị nhé.

3. Hạn chế nạp thực phẩm carbohydrate

Một số nghiên cứu đã chứng minh việc giảm hàm lượng carbohydrate trong khẩu phần ăn khiến huyết áp tâm thu giảm, rút ngắn thời gian bị giảm huyết áp sau khi ăn. Vì vậy hãy điều chỉnh chế độ ăn hạn chế carbohydrate.

4. Tránh thay đổi tư thế một cách đột ngột

Có thể bạn sẽ thấy điều này hơi lạ. Tại sao lại phải tránh điều này nhỉ. Huyết áp thấp thường đi kèm các triệu chứng là chóng mặt và đau đầu nhẹ. Và khi bạn thay đổi tư thế đột ngột, bạn có thể bị tụt huyết áp gây hoa mắt, chóng mặt, và tệ hơn là tai nạn nếu triệu chứng nặng. 

Bạn có thể thực hiện một vài động tác xoa bóp trước khi đứng dậy như xoa bóp chân, xoa bóp mắt cá chân hay nghiêng người sang một bên và đứng dậy từ từ khi rời giường.

5. Chia nhỏ bữa ăn

Người bị huyết áp thấp thường sẽ bị tụt huyết áp sau khi ăn. Đây cũng là triệu chứng khá phổ biến. Để hạn chế điều này bạn có thể tham khảo việc chia nhỏ bữa ăn hàng ngày. Thay vì ăn ba bữa lớn, bạn hay thử chia nhỏ thành 5-6 bữa ăn nhỏ hoặc nhiều hơn, mỗi bữa ăn cách nhau khoảng 2 tiếng đồng hồ. Cách thức này có thể giúp cơ thể bạn quen dần và xử trí với chứng chóng mặt và tụt huyết áp sau khi ăn.

6. Tránh xông hơi và tắm nước nóng

Bạn thường biết đến xông hơi khá có lợi cho sức khỏe. Có thể bạn sẽ nghĩ rằng đây là tắm hơi là lời khuyên cho huyết áp thấp nên làm gì. Tuy nhiên cần lưu ý rằng xông hơi hay tắm nước nóng trong thời gian dài làm giảm áp lực trong cơ thể, từ đó có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt, choáng váng.

7. Mang tất nén

Đi tất nén có thể giúp giảm lượng máu dồn ở chân và bàn chân, từ đó mà máu được vận chuyển và lưu thông tốt chơn. Tất nén cũng được sử dụng để giảm áp lực và đau nhức gây ra do bệnh giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên phương pháp này bạn chỉ nên áp dụng khi có lời khuyên hoặc chỉ định từ bác sĩ nhé.

Ngoài ra, bạn cũng không nên nằm gối cao, không mang vật nặng, không đứng lâu một chỗ khi mắc chứng huyết áp thấp đấy nhé.

———-

✅Taymoon.com – Nơi chia sẻ thông tin hữu ích về mọi điều trong cuộc sống

🎬Subcribe kênh Youtube và Fanpage TAYMOON để cập nhật thêm nhiều điều thú vị và hữu ích hơn nữa nhé.

Bệnh lý rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là một bệnh lý ngày càng phổ biến ở giới trẻ và người trung niên. Bệnh này đi kèm với một vài bệnh lý khác như thiếu máu não, tiểu đường..v..v..có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. 

Xem thêm: Stress là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách giảm stress

  1. Chức năng của tiền đình

Tiền đình là một bộ phận thần kinh nằm sau ốc tai. Bộ phận này có vai trò trong việc cân bằng cơ thể, duy trì trạng thái thăng bằng ở các tư thế trong các hoạt động của con người và phối hợp các bộ phận cử động như tay, chân, mắt, thân mình..v..v..

rối loạn tiền đình

  1. Trạng thái rối loạn tiền đình

Trạng thái rối loạn tiền đình là trạng thái mà quá trình dẫn truyền và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn. Điều này làm cho tiền đình mất đi khả năng giữ thăng bằng cho cơ thể, khiến đầu óc quay cuồng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn..v..v..

rối loạn tiền đình

  1. Các loại rối loạn tiền đình

Rồi loạn tiền đình được chia thành 2 loại chính, xuất phát từ nguồn gốc của nó:

  • Rối loạn tiền đình có nguồn gốc ngoại biên gây nên

Khi hệ tiền đình ở vùng tai trong của con người bị tổn thương sẽ gây ra các triệu chứng của bệnh. Người bệnh sẽ gặp các triệu chứng rất rõ ràng như chóng mặt, mất thăng bằng nhưng không nguy hiểm đến tính mạng. Đa số các bệnh nhân thường mắc phải nhóm bệnh này.

  • Rối loạn tiền đình có nguồn gốc từ trung ương gây nên

Khi các nhân tiền đình ở thân não, tiểu não bị tổn thương sẽ gây ra các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình trung ương. Mặc dù nhóm bệnh này thường ít gặp và không có triệu chứng rõ ràng nhưng khả năng gây tổn hại đến sức khỏe rất cao và nguy hiểm. Nhóm bệnh này thường khó chữa hơn.

  1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình

  • Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình ngoại biên

– Viêm dây thần kinh tiền đình;

– Viêm tai giữa;

– Vùng tai trong bị chấn thương, phù nề hoặc dị dạng;

– U dây thần kinh số 8;

– Sỏi nhĩ;

– Tác dụng ngoài của một số loại thuốc; rựu, ma túy;

– Say tàu, say xe;

  • Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình trung ương

– Thiểu năng tuần hoàn sống nền;

– Hạ huyết áp tư thế;

– Vùng tiểu não bị nhồi máu hoặc có khối u;

– Bệnh Parkinson;

 

  • Một số nguyên nhân khác

– Bệnh rối loạn tiền đình còn có một số nguyên nhân khác như: do quá trình mất ngủ kéo dài, hay do tuổi tác hoặc người có tiền sử chóng mặt.

rối loạn tiền đình

  1. Các dấu hiệu nhận biết bệnh rối loạn tiền đình

Các dấu hiệu thường gặp ở ngoài bệnh rối loạn tiền đình:

– Cơ thể mất thăng bằng, choáng váng, đầu óc quay cuồng;

– Hoa mắt, mất phương hướng;

– Buồn nôn;

– Mất ngủ;

– Hạ huyết áp;

– Mất khả năng phối hợp động tác;

rối loạn tiền đình

  1. Các phương pháp điều trị bệnh rối loạn tiền đình

– Tuân thủ theo các hướng dẫn và quá trình trị liệu của bác sĩ;

– Tập thể dục thường xuyên;

– Tập các các bài tập giúp hồi phục chức năng tiền đình một cách đều đặn;

– Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi;

– Ăn uống với chế độ hợp lí;

– Thực hiện phẫu thuật nếu cần thiết;

rối loạn tiền đình

—————————————————

✅Taymoon.com – Nơi chia sẻ thông tin hữu ích về mọi điều trong cuộc sống

🎬Subcribe kênh Youtube và Fanpage TAYMOON để cập nhật thêm nhiều điều thú vị và hữu ích hơn nữa nhé.