Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm âm đạo

Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm, dẫn đến ngứa ngáy, khó chịu. Hầu hết phụ nữ sẽ mắc phải bệnh này ít nhất một lần vào một thời điểm nào đó trong đời.

bệnh viêm âm đạo

1. Triệu chứng của bệnh viêm âm đạo

    • Vùng kín bị kích ứng, dịch tiết ra có thể có màu trắng, xám, chảy nước hoặc có bọt
    • Viêm nhiễm, dẫn đến đỏ và sưng môi âm hộ
    • Khó tiểu, cảm giác đau hoặc khó chịu khi đi tiểu
    • Bị đau đớn khi quan hệ tình dục
    • Âm đạo có mùi hôi hoặc tanh

2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm âm đạo

viêm âm đạo do nhiễm trùng và nấm

Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm âm đạo là do nhiễm trùng, do nấm candida, vi khuẩn và nhiễm trùng roi trichomonas. Sau tuổi dậy thì, các trường hợp viêm âm đạo do nhiễm trùng chiếm 90%.

Ít phổ biến hơn, viêm âm đạo cũng có thể do bệnh lậu, vi khuẩn Chlamydia, mycoplasma, herpes, campylobacter, một số ký sinh trùng và vệ sinh kém.

Viêm âm đạo có thể xảy ra trước tuổi dậy thì nhưng có thể liên quan đến các loại vi khuẩn khác nhau. Trước tuổi dậy thì, nguyên nhân lớn nhất là từ Streptococcus spp, đôi khi do thực hành vệ sinh không đúng cách làm lây lan vi khuẩn từ vùng hậu môn sang bộ phận sinh dục.

Đôi khi, viêm âm đạo có thể do phản ứng dị ứng, chẳng hạn như với bao cao su, chất diệt tinh trùng, một số loại xà phòng và nước hoa, do thụt rửa, thuốc bôi, chất bôi trơn và thậm chí cả tinh dịch.

Kích ứng từ băng vệ sinh cũng có thể gây viêm âm đạo ở một số phụ nữ.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm âm đạo bao gồm:

    • Mang thai
    • Thụt rửa và sử dụng các sản phẩm âm đạo, chẳng hạn như thuốc xịt, chất diệt tinh trùng và dụng cụ thai
    • Sử dụng thuốc kháng sinh
    • Mặc quần chật hoặc đồ lót ẩm
    • Mức estrogen thấp trong thời kỳ mãn kinh
    • Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường đặc biệt dễ bị viêm âm đạo.

3. Điều trị viêm âm đạo

Cách điều trị bệnh viêm âm đạo phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Nó có thể bao gồm steroid bôi tại chỗ, thuốc bôi ngoài da, thuốc kháng sinh bôi hoặc uống, thuốc chống nấm hoặc kem kháng khuẩn.

Đặc biệt, nếu phụ nữ đang mang thai, hãy trao đổi với bác sĩ. Viêm âm đạo có thể ảnh hưởng đến thai nhi, một số phương pháp điều trị có thể không phù hợp.

Khi phát hiện bệnh và điều trị, lưu ý không quan hệ tình dục và tránh các sản phẩm âm đạo có chứa chất gây kích ứng trong vài ngày sau khi chẩn đoán sẽ giúp tăng tốc độ hồi phục.

4. Phòng ngừa bệnh viêm âm đạo

    • Giữ gìn vệ sinh vùng âm đạo tốt
    • Sử dụng xà phòng dịu nhẹ, không có chất gây kích ứng hoặc mùi hương
    • Mặc đồ lót cotton
    • Tránh thụt rửa, tránh sử dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh, thuốc xịt hay các sản phẩm phụ nữ có các tác nhân gây kích ứng
    • Khi đi vệ sinh xong, lau từ trước ra sau để tránh lây lan vi khuẩn từ hậu môn sang âm đạo
    • Mặc quần áo rộng rãi
    • Thực hành quan hệ tình dục với bao cao su
    • Chỉ sử dụng kháng sinh khi cần thiết

Hầu hết phụ nữ đều mắc bệnh viêm âm đạo ít nhất một lần trong đời, có thể điều trị và bệnh này hiếm khi gây ra nguy hiểm. Việc hoàn thành điều trị theo toa của bác sĩ sẽ loại bỏ nhiễm trùng và giảm bớt tình trạng viêm nhiễm liên quan.

—————————————————

✅Taymoon.com – Nơi chia sẻ thông tin hữu ích về mọi điều trong cuộc sống

🎬Subcribe kênh Youtube và Fanpage TAYMOON để cập nhật thêm nhiều điều thú vị và hữu ích hơn nữa nhé.