Tây Nguyên là địa điểm hội tụ nhiều nét văn hóa đặc sắc, nhiều lễ hội đa dạng vì là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em. Nếu một lần đặt chân đến đây, bạn sẽ có thể bị bất ngờ với các lễ hội ở Tây Nguyên đậm chất văn hóa địa phương. Với bài viết này Toplist.pro sẽ chia sẻ tới bạn những lễ hội ở Tây Nguyên mà bạn không nên bỏ qua.
1. Lễ hội Cồng Chiêng
Được nhắc đến đầu tiên có lẽ là Lễ hội Cồng Chiêng. Lễ hội này được tổ chức một lần trong năm và mỗi năm thời gian tổ chức sẽ khác nhau.
Lễ hội Cồng Chiêng sẽ được tổ chức luân phiên tại năm tỉnh là Lâm Đồng, Đắk Lawsk, Kon Tum, Đắk Nông và Gia Lai.
Đến với lễ hội ở Tây Nguyên nổi tiếng này, bạn sẽ được hòa mình vào không khí lễ hội nhộn nhịp cùng những con người Tây Nguyên mộc mạc, chân chất, thật thà.
Lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên năm 2005 đã được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể của nhân loại.
2. Lễ hội đua voi.
Lễ hội ở Tây Nguyên này được chỗ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm và thông thường sẽ kéo dài khoảng ba ngày. Đây là thời điểm người dân Tây Nguyên khởi đầu trước khi vào rừng phát rẫy làm nương.
Lễ hội đua voi thì được tổ chức tại địa điểm cố định là Bản Đôn, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk.
Voi được xem như là “linh vật” của Tây Nguyên. Chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ đến hình ảnh chú voi trong bài hát tuổi thơ “Chú voi con ở Bản Đôn” đúng không. Khi tham gia lễ hội ở Tây Nguyên này bạn sẽ được tận mắt chứng kiến những chú voi to, khỏi cùng đọ sức trong cuộc đua để giành được chiến thắng chung cuộc đầy sống động và đậm chất miền Tây Nguyên thân thương. Đây là một trong các địa điểm dừng chân mà du khách luôn lựa chọn khi đến với miền đất cao nguyên này.
3. Lễ ăn cơm mới.
Lễ ăn cơm mới thường được diễn ra khắp các bản làng của Tây Nguyên và kéo dài từ khoảng tháng 11 đến tháng 1 dương lịch.
Lễ hội này ở Tây Nguyên thực chất là nghi lễ của người dân Ê Đê tổng kết lại những thành quả và vất vả của họ sau mùa màng bội thu. Đồng thời lễ hội này cũng là để cầu cho một năm mới sắp đến thuận lợi cùng những mùa vụ bội thu.
Bạn sẽ không thể bỏ qua những món ăn đặc trưng của vùng miền khi đến với lễ hội này như gà nướng, cơm lam, rượu cần… Ẩm thực Tây Nguyên thật sự vô cùng đặc sắc và tuyệt vời, để lại ấn tượng và dư vị không phai mờ trong lòng bao du khách.
4. Lễ tạ ơn cha mẹ
Lễ hội ở Tây Nguyên này sẽ thực hiện sau ngày lễ mừng cơm mới tại cộng đồng người Bahnar và Jrai ở Kon Tum.
Lễ hội này thể hiện sự hiếu thảo của những người con sau khi đã có gia đình riêng của bản thân mình. Đối với con gái đã kết hôn thì họ quay về nhà mẹ để làm “Lễ tạ ơn cha mẹ” để cảm tạ công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Sau lễ cả gia đình sẽ quây quần bên nhau, ăn uống cùng nhau trong khoảng thời gian là hai ngày.
Lệ được diễn ra ở nhà ba mẹ của chồng và vợ và gồm hai phần là phần lễ và phần hội.
5. Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột
Nhắc đến Buôn Ma Thuột thì không thể bỏ qua đặc sản nơi đây, chính là cà phê. Và bạn cũng không nên bỏ qua lễ hội ở Tây Nguyên này đâu nhé.
Lễ hội cà phên Buôn Ma Thuột thường được tổ chức vào tuần đầu tiên trong tháng 3. Lễ hội này được đánh giá là lễ hội dánh giá là lễ hội đắc sắc nhất mang tầm vóc một lễ hội cấp Quốc Gia.
Lễ hội cà phê thể hiện được sự ấm no, mùa màng bội thu và cũng còn mang tính chất quảng bá hình ảnh Buôn Ma Thuột đến tất cả mọi người.
Có rất nhiều hoạt động được tổ chức tại lễ hội n hư hội chợ triển lãm, hội thi pha chế cà phê, hành trình du lịch cà phê…
——————————-
Toplist.pro – Nơi chia sẻ, review, so sánh và đánh giá xếp hạng tất cả sản phẩm, dịch vụ từ nhiều lĩnh vực một cách KHÁCH QUAN – ĐẦY ĐỦ – TRUNG THỰC – CHẤT LƯỢNG.
Xem nhiều thông tin hữu ích hơn tại: https://toplist.pro/
Subcribe kênh Youtube và Fanpage toplist.pro để xem nhiều điều thú vị và hữu ích hơn nhé.
