2 vấn đề sau tiêm chủng cho bé ba mẹ cần lưu ý

Sau tiêm chủng sẽ có những dấu hiệu gì và chăm sóc bé như thế nào cho đúng cách là điều mà hầu hết các bậc cha mẹ đều quan tâm, lo lắng đặc biệt với những người lần đầu làm cha mẹ.

Từ 2 tháng tuổi – 24 tháng tuổi là khoảng thời gian bé có nhiều mũi tiêm quan trọng như: Lao,Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt Hib, Viêm gan B, Viêm gan A,… không dưới 20 loại Vacxin. Tuỳ vào tình trạng sức khoẻ, thể trạng của từng bé mà sẽ có những phản ứng khác nhau. Hãy cùng Tay.vn tham khảo những phản ứng nào sẽ xuất hiện sau khi tiêm chủng và phương pháp chăm sóc bé đúng cách nhé.

sau tiêm chủng

1. Sau tiêm chủng có thể gặp các dấu hiệu như sau

  • Sốt: Toàn thân bé có thể ấm hoặc sốt. Nếu bé sốt từ 38.5 độ trở lên ba mẹ hãy cho bé uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Đau, sưng đỏ chổ vết tiêm: Với một số loại Vacxin như: Cúm, phế cầu, bạch hậu, ho gà, viêm gan B ,… sau tiêm các bé có thể bị đau, sưng đỏ chổ vết tiêm.
  • Nổi hạch ở gần vết tiêm. Trường hợp này bố mẹ không nên chườm nóng, lạnh để tránh nhiễm trùng, chúng ta chỉ cần tắm rửa giữ vệ sinh sạch sẽ. Sau 2, 3 ngày sẽ tự khỏi
  • Mệt mỏi
  • Rối loạn tiêu hoá
  • Chán ăn, biếng ăn
  • Nôn

sau tiêm chủng

2. Sau tiêm chủng nên chăm sóc bé như thế nào

  • Chúng ta nên ngồi lại chờ 30 phút để nếu lỡ có những phản ứng không mong muốn như sốc phản vệ,… thì có Bác sĩ sơ cứu kịp thời. Bất kể là em bé hay người lớn, chúng ta cũng nên chờ 30 phút rồi hẳn về.
  • Cho bé mặc quần áo thoáng mát.
  • Sau tiêm chắc chắn người sẽ mệt mỏi, nên bé sẽ lười ăn, chán ăn, lúc này bố mẹ hãy kiên nhẫn chia nhỏ bữa ăn và không nên la mắng hay ép con.
  • Nên cho bé uống nhiều nước hoặc sữa nếu bé còn nhỏ, ăn thức ăn dạng lỏng, bổ sung trái cây, rau xanh nếu bé không ăn được cơm cháo.
  • Tránh xoa dầu vào vết tiêm
  • Không cho bé uống thêm các loại thuốc khác, nếu có phải hỏi ý kiến Bác sĩ.
  • Nếu bé sốt chỉ nên dùng paracetamol, liều dùng đúng với cân nặng của bé khi bé sốt trên 38.5 hoặc mệt mỏi, quấy khóc
  • Theo dõi nhịp thở của bé, sự tỉnh táo ( chơi đùa)
  • Quan sát vùng da toàn thân
  • Nên đo nhiệt độ thường xuyên.

sau tiêm chủng

Còn một số lưu ý khác như: Chúng ta cần theo dõi lịch tiêm của con để tiêm đúng thời gian giúp bảo vệ con tốt hơn, Lựa chọn thời gian đi tiêm vào buổi sáng để tránh đông người, buổi sáng trời mát nên bé sẽ đỡ mệt mỏi hơn. Hãy lựa chọn trung tâm tiêm chủng uy tín, chất lượng bởi nơi đây sẽ đảm bảo nguồn cung vacxin cũng như các loại vacxin sẽ được bảo quản trong điều kiện tốt. Bên cạnh đó các trung tâm tiêm chủng lớn sẽ có không gian rộng, thoáng để con có thể vui chơi trong khi chờ đợi.

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích hãy bấm chia sẽ để mọi người có thể đọc được. Ngoài ra bạn cũng có thể bấm like Fanpage của Tay.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về cuộc sống, mẹo vặt, thông tin về sức khoẻ cũng như những tin tức mới.

Các bạn có thể tham khảo lịch tiêm cho bé

sau tiêm chủng

sau tiêm chủng

—————————————————

✅Taymoon.com – Nơi chia sẻ thông tin hữu ích về mọi điều trong cuộc sống

🎬Subcribe kênh Youtube và Fanpage TAYMOON để cập nhật thêm nhiều điều thú vị và hữu ích hơn nữa nhé.